HANOI * HẢI DƯƠNG * LOAN VÀ MÁ VỀ QUÊ NGOẠI HẢ DƯƠNG
GỒM 6 MỤC
1 - HÌNH ẢNH THỦ ĐÔ HANOI
2 - TP HẢI DƯƠNG HÌNH ẢNH
3 - LỄ CƯỚI VŨ CÔNG LAN ANH Ở HẢI DƯƠNH 20/11/2011
4 - THÔN ĐỒNG PHÁP TỈNH HẢI DƯƠNG QUÊ NGOẠI CỦA LOAN
5 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THỦ ĐÔ HANOI
6 - LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Photos of miss Loan
1 - HÌNH ẢNH THỦ ĐÔ HÀNOI
KHU VỰC VĂN MIẾU +LĂNG BÁC HỒ
Các bạn xem 181 ảnh thủ đô Hanoi các bạn mở hộp ảnh gồm 3 hộp ảnh
HỘP ẢNH SỐ 1 HỒ HOÀN KIẾM CÙNG CẢNH QUAN
HỘP ẢNH SỐ 2 LĂNG MIẾU VÀ LĂNG BÁC HỒ
HỘP ẢNH SỐ 3 CHÙA HỘ PHÁP VÀ VĂN MIẾU
SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE HỘP ẢNH SỐ 1
SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE HỘP ẢNH SỐ 2
SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE HỘP ẢNH SỐ 3
2 - TP HẢI DƯƠNG HÌNH ẢNH
HỘP ẢNH TP HẢI DƯƠNG KHU THƯƠNG MAI BAN ĐÊM
SLIDE SHOW KHU THƯƠNG MẠI SIÊU THỊ BIG C BAN ĐÊM TP HẢI
DƯƠNG TRÊN YOUTUBE
HỘP ẢNH TP HẢI DƯƠNG THÔN ĐỒNG PHÁP
SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE TP HẢI DƯƠNG
http://www.youtube.com/watch?v=Q2QhXggmYXs
3 - LỄ CƯỚI ANH VŨ CÔNG VÀ CHỊ LAN ANH Ở HẢI
DƯƠNG THÔN ĐỒNG PHÁP
HỘP ẢNH LỄ CƯỚI A.VŨ CÔNG CHỊ LAN ANH
SLIDE SHOW LỄ CƯỚI ANH VŨ CÔNG VÀ CHỊ LAN ANH
Ở HẢI DƯƠNG THÔN ĐỒNG PHÁP TRÊN YOUTUBE
4 - THÔN ĐỒNG PHÁP QUÊ NGOẠI CỦA LOAN
HỘP ẢNH THÔN ĐỒNG PHÁP TP HẢI DƯƠNG QUÊ
NGOẠI CỦA LOAN
SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE THÔN PHÁP QUÊ NGOẠI LOAN
5 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THỦ ĐÔ HANOI
.Quốc gia Việt Nam
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Tên khác Tống Bình, Đại La, Long Đỗ, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Thăng Long
Thành lập 1010 (Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long)
Chính quyền
– Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo
– Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh
– Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị
Phân chia hành chính 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã
.Diện tích 3.344,60 km²
Dân số 6.472.200 (2009)
Mật độ 1.935 người/km²
.Múi giờ G (UTC+7)
Mã bưu chính 10
Mã điện thoại 4
Bảng số xe 29 → 33
Web hanoi.gov.vn
Tọa độ: 21°01′42″B, 105°51′12″Đ
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng đứng thứ hai về dân số với 6.913.161 người[1]. Nằm giữa[2] đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng.[3] Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TP HẢI DƯƠNG
Thành phố Hải Dương được khởi lập từ năm 1804 dưới tên gọi Thành Đông. Trước năm 1804, Lỵ sở Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là thành Vạn hay doanh Vạn. Sau đó rời về Mao Điền (Cẩm Giàng).
Năm 1804 (năm Gia Long thứ ba), để củng cố bộ máy cai trị, nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính của cả nước, do vậy Lỵ sở Hải Dương đã được rời từ Mao Điền về vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao. Tỉnh lỵ mới cách Kinh đô Huế 1.097 dặm. Tổng đốc Trần Công Hiến là người khởi công xây dựng thành, gọi là Thành Đông, với mục tiêu vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Trong thành không có dân, chỉ có quan lại và quân lính.
Năm 1866 (năm Tự Đức thứ 19), Đông Kiều phố được hình thành (Phường Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo ngày nay), nhiều phố nghề ra đời như Hàng Giày (Sơn Hòa ngày nay), Hàng Đồng (Đồng Xuân), Hàng Bạc (Xuân Đài), Hàng Lọng (Tuy An).
Năm 1889, Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy Rượu và vài tòa dinh thự của người Pháp.
Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập thành phố Hải Dương. Không gian thành phố được chia thành hai khu vực: khu hành chính - nằm ven sông Sặt và khu kinh tế - từ Nhà máy Rượu đến Nhà ga xe lửa. Các công sở và dinh thự của quan chức người Pháp được tập trung ven sông Sặt. Một số tòa dinh thự mang kiến trúc Pháp hiện nay vẫn còn được sử dụng như dinh Công sứ (nhà làm việc và nhà khách Tỉnh ủy); Sở Lục bộ (Sở Giao thông); nhà Séc-tây (Sở Thể dục- Thể thao cũ), Kho bạc (Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh), dinh Phó sứ (Sở Văn hóa - Thể thao & du lịch)... Với vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế, văn hóa; thành phố Hải Dương đã trở thành một trong 4 thành phố quan trọng nhất của Bắc Kỳ (cùng TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định).
Tháng 3 năm 1947, nhà cầm quyền Pháp chia thành phố Hải Dương thành 2 quận, rồi sau đó một thời gian lại chuyển thành thị xã.
Ngày 30-10-1954, thị xã Hải Dương được giải phóng hoàn toàn. Sau khi giải phóng, thị xã được chia làm 3 khu phố: Bắc Sơn, Bạch Đằng và Chi Lăng; mỗi khu phố có một số đường phố và xóm nhỏ.
Năm 1959, thị xã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị với quy mô dân số từ 40.000 đến 50.000 người.
Từ 1968 tới năm 1996 là tỉnh lị tỉnh Hải Hưng.
Năm 1969, thị xã Hải Dương được mở rộng, sáp nhập thêm các xã Ngọc Châu (Nam Sách), Thanh Bình, Tứ Minh, Việt Hòa (Cẩm Giàng), Hải Tân (Gia Lộc).
Năm 1981, các phường Trần Phú, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão được thành lập.
Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, trở lại là tỉnh lị tỉnh Hải Dương.
Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP thành lập các phường Thanh Bình, Cẩm Thượng, Hải Tân, Ngọc Châu, Bình Hàn và tách một số khu dân cư của phường Trần Phú để thành lập phường Lê Thanh Nghị.
Ngày 6 tháng 8 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 88/CP thành lập thành phố Hải Dương và là đô thị loại III với 11 phường, 2 xã.
Ngày 1 tháng 7 năm 2008, thành phố sáp nhập thêm các xã Nam Đồng, An Châu, Ái Quốc, Thượng Đạt (Nam Sách), 38 ha của thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng), các xã Tân Hưng, Thạch Khôi (Gia Lộc) và một phần thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ). Như vậy, sau khi được điều chỉnh địa giới hành chính thành phố có 19 phường, xã (13 phường, 6 xã).
Ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố có quyết định trở thành đô thị loại 2.
Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường và thành lập các phường Nhị Châu và Tân Bình thuộc TP Hải Dương [8].
Danh nhân:
Bên cạnh các tên tuổi nổi danh trong lịch sử phong kiến như Lương Như Hộc, Đinh Văn Tả, Nguyễn Trác Luân, Trần Xuân Yến, Vũ Hựu…, thành phố Hải Dương còn được biết đến với các danh nhân thời hiện đại: Hồng Quang, Nguyễn Thượng Mẫn, Đặng Quốc Chinh, Thâm Tâm, Lê Đình Vũ, Lê Tôn Hy, Phạm Xuân Huân, Phạm Ngọc Khánh…
Ngày 30/10
Ngày 30/10/1954, thành phố Hải Dương được giải phóng, do đó ngày này thường gắn liền với các sự kiện lớn hàng năm của thành phố như: Kỷ niệm lịch sử khởi lập Thành Đông, Ngày giải phóng thành phố Hải Dương, và các sự kiện văn hóa, chính trị khác.