TRANG CHỦ NHUNG BAI DANG TRUOC

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

NHỮNG CÔNG NGHỆ CUỐI THẾ KỶ 20 ĐẦU THẾ KỶ 21

panorama 6 anh cho hoa Q.7 risize

NHỮNG CÔNG NGHỆ  CUỐI THẾ KỶ 20 ĐẦU THẾ KỶ 21

Các bạn xem 5 video dưới đây sẽ hiểu được những công nghệ mới;

Muốn xem màn hình lớn các bạn nhấn chuột trái vào video,video mở

Lớn chúc bạn thành công

CÔNG NGHỆ LÀM CẦU MỚI CÔNG NGHỆ ĐÚC ĐẨY

http://www.youtube.com/watch?v=QI3LZ1UXkV4&NR=1

CÔNG NGHỆ KÉO CABLE VÀ BẮT CABLE CHO CẦU CABLE TREO

http://www.youtube.com/watch?v=s0VErPm8ZKE&NR=1

MÁY HÀN TỰ ĐỘNG BÊTON DỰ ỨNG LỰC

http://www.youtube.com/watch?v=EEXY_3k2ilY&NR=1

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC BÊTON

http://www.youtube.com/watch?v=SnRSmtxLrZs&NR=1

MÁY HÀ N LỒNG THÉP VUÔNG BÊTON DỰ ỨNG LỰC

http://www.youtube.com/watch?v=b4uovu3LZqA&feature=related

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

KHU CÔNG NGHIỆP LONG HẬU HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

NU THAN TU DO

KHU CÔNG NGHIỆP LONG HẬU

•Tổng vốn đầu tư: 391 tỷ đồng

•Tổng diện tích: 108ha

•Đất công nghiệp: 61,48ha (56,7%)

•Đất công trình hành chính, dịch vụ: 21,03ha (19,4%)

•Đất các khu kỹ thuật: 1,12ha (1,0%)

•Đất cây xanh: 11,07ha (10,2%)

•Đất giao thông: 13,78ha (12,7%)

Tính đến đầu năm 2010, Khu công nghiệp Long Hậu đã thu hút được 63 nhà đầu tư với tổng số vốn lên đến 3.000 tỷ đồng và 79 triệu USD. Diện tích đất đã cho thuê đạt 90,7ha, lấp đầy hơn 80% diện tích khu hiện hữu và gần 40% diện tích khu mở rộng KCN Long Hậu.

>> Bản đồ phân lô ( các bạn vao trang chính của KCN Long Hậu ở chot trang )

>> Bản đồ liên hệ vùng ( nhu tren )

>> Bản đồ vị trí/ chỉ đường ( nhu tren )

ẢNH CHUP TAT CẢ 136 ẢNH CÁC BẠN NHẤN CHUỘT VÀO LINK DƯỚI XEM

https://picasaweb.google.com/vutancuong2/KHUCONGNGHIEPLONGHAUHUYENCANGIUOCTINHLONGAN2011#

VIDEO KCN LONG HAU

 

 

 

Những trang cùng tác giả 13/3/2011

http://khoahoctheky21.blogspot.com/

http://kythuatkhoahoc.blogspot.com/

http://saigonngaynay-sutienhoa.blogspot.com/

http://thoitrangkhoahocquangcao.blogspot.com/

http://www.google.com/reader/view/#stream/feed%2Fhttp%3A%2F%2Fsutienhoa.blogspot.com%2Ffeeds%2Fposts%2Fdefault

http://thoitrangkhoahoc.blogspot.com/

Địa chỉ trang Web khu công nghiệp Long Hậu huyện cần giuộc tỉnh Long An

http://www.longhau.com.vn/

ĐAI LÔ ĐÔNG TÂY SE THANH ĐAI LÔ VÕ VĂN KIÊT 2/2011

 

NU THAN TU DO 

Các ban xem anh tất ca 124 anh, các ban nhấn chuôt trái vào link dưới

124 pictures highway Võ Văn Kiêt

https://picasaweb.google.com/108700588261645250591/AILOONGTAYDUKIENTENMOILAVOVANKIET1922011#

TPHCM: Đại lộ Đông Tây sẽ thành Đại lộ Võ Văn Kiệt

Trang web đại lộ đông tây

http://quangcaodichvu.blogspot.com/2011/02/ai-lo-ong-tay-se-thanh-ai-lo-vo-van.html

http://quangcaodulichkhoahoc.blogspot.com/

(Dân trí) - Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân TPHCM lần thứ 18 khóa VII (diễn ra từ ngày 5/7 - 7/7), UBND TP đã trình HĐND TP tờ trình kiến nghị lấy tên của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để đặt cho con đường đẹp nhất TP: Đại lộ Đông Tây.

Các bạn xem ảnh tất cả 124 ảnh,2010 các bạn nhấn chuột trái vào link dướI

https://picasaweb.google.com/108700588261645250591/AILOONGTAYDUKIENTENMOILAVOVANKIET1922011#

Đại lộ Đông Tây nhìn từ cầu Nguyễn Văn Cừ (44 Ảnh chụp đoạn từ cầu Nguyễn văn Cừ đến cầu chữ y ngày 8/4/2011)

http://s584.photobucket.com/albums/ss287/dongxoai1720/CAU%20CHU%20Y-CAU%20NGUYEN%20VAN%20CU-%20TPHCM%202011/DAI%20%20LO%20DONG%20TAY%20TPHCM%202011/

Tổng chiều dài đại lộ Đông Tây là gần 22km, điểm đầu là nút giao với quốc lộ 1A (quận Bình Chánh), chạy qua Bình Chánh và các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và điểm cuối là giao lộ với xa lộ Hà Nội (quận 2). Gần 10.000 hộ dân đã di dời để phục vụ dự án này. Tổng kinh phí xây dựng là hơn 660 triệu USD.

VIDEO tất cả 5 clip 4/2011

Khi toàn bộ công trình này hoàn tất, theo con đường này đi cửa ngõ miền Đông đến cửa ngõ miền Tây sẽ rút ngắn được một nửa thời gian so với các lộ trình hiện hữu. Nhờ đó, áp lực giao thông tại khu vực trung tâm TP sẽ được giảm thiểu rất nhiều, góp phần giúp kinh tế xã hội phát triển.

Ngày 2/9/2009, Đại lộ Đông Tây đã hoàn thành và thông xe một phần, đoạn từ cầu Calmette (quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (Bình Chánh) dài 13,4km. Dự kiến đến năm 2011, khi hầm dìm Thủ Thiêm hoàn tất thì đại lộ cũng hoàn thành toàn bộ.

Anh Tuan

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

CẦU SAIGON TPHCM 2010 & XA LỘ HÀNỘI- CẦU VƯỢT NGÃ 3 CÁT LÁI–CẦU RẠCH CHIẾC TPHCM

clip_image001

 

Bắc qua

sông Sài Gòn

Vị trí

Thành phố Hồ Chí Minh

Thiết kế

Johnson Drake and Piper

Kiểu cầu

Cầu bê tông

Chiều dài

986,12 m

Rộng

24 m

Khởi công

tháng 11, 1958

Khánh thành

28 tháng 6, 1961

Thể loại cầu

Theo: kiểu · quốc gia · sông

Cầu Sài Gòn (trước năm 1975 tên là cầu Tân Cảng) là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cầu được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp[1], trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh.

Clip cầu Saigon 2010

 

Xa lộ Hà Nội

Xa lộ Hà Nội là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí MinhBiên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961, do Hoa Kì đầu tư. Con đường này dài 31 km, rộng 21 m, bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ (tên cũ trước năm 1975 là cầu Phan Thanh Giản) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường bay quân sự dã chiến, tuy nhiên năm 1971 nó đã được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.

Video xa lộ Hànoi,ngã ba Cat Lái, cầu Rạch Chiếc

 

Lịch sử

clip_image001[4]

Tổng thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành, khai thông xa lộ Biên Hòa năm 1961

Con đường này trước đây được gọi là xa lộ Biên Hoà, khởi công vào tháng Bảy năm 1957 thời Đệ nhất Cộng hòa đến Tháng Tư năm 1961 thì hoàn tất với chiều dài 32 cây số. Kinh phí xây cất do Hoa Kỳ viện trợ. Xa lộ được thiết kế ngăn hai chiều đi về. Mỗi chiều có hai lối đi. Đường Xa lộ gồm hai cây cầu lớn bắc ngang sông Sài Gòn (cầu dài 982 m) và sông Đồng Nai (cầu dài 453 m).[1]

Năm 1984 được đổi thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội. Một tên khác của con đường này là quốc lộ 52, thường được dùng để chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến chỗ giao nhau với quốc lộ 1A tại ngã ba Thủ Đức (ngã ba Trạm 2). Hiện nay trên xa lộ Hà Nội có một đoạn quốc lộ 1A đi qua, bắt đầu từ ngã ba Thủ Đức đến ngã ba Hố Nai hay còn gọi là ngã ba Bến Đỗ, ngã ba Chợ Sặt vì chợ Sặt thành phố Biên Hòa nằm gần ngã ba này, ngã ba Công viên 30-4,(giao với quốc lộ 1K, vượt quá ngã tư Tam Hiêp)

Tuyến đường

Xa lộ Hà Nội đi qua các địa bàn gồm các quận 2, 9, Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương, thành phố Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai.

Với tình hình kinh tế TP.HCM và các vùng ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng quá tải Xa lộ Hà Nội trong những năm gần đây, do đó Xa lộ Hà Nội sẽ được mở rộng lên đến 140 m, dự án sẽ được bắt đầu triển khai trong năm 2009 cùng với dự án mở rộng Quốc lộ 51, thời gian thi công theo dự kiến ban đầu là 2 năm.

Điểm đếnSài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

     

Kiến trúc công quyền, công cộng

Dinh Độc Lập · Trụ sở Ủy ban Nhân dân · Nhà hát lớn · Bưu điện Trung tâm · Chợ Bến Thành · Nhà hát Hòa Bình

clip_image002

   

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Nhà thờ Đức Bà · Nhà thờ Huyện Sỹ · Nhà thờ Cha Tam · Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc · Chùa Vĩnh Nghiêm · Việt Nam Quốc Tự · Chùa Xá Lợi · Chùa Giác Lâm · Chùa Nghệ Sĩ · Lăng Ông · Miếu Nổi · Đền Hùng

   

Công viên, khu sinh thái

Thảo Cầm Viên · Suối Tiên · Công viên Gia Định · Đầm Sen · Công viên 23 tháng 9 · Công viên Tao Đàn · Công viên Lê Văn Tám · Địa đạo Củ Chi · Rừng ngập mặn Cần Giờ

   

Bảo tàng

Bảo tàng thành phố · Bảo tàng Lịch sử Việt Nam · Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh · Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ · Bảo tàng Chứng tích chiến tranh · Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

   

Kiến trúc hiện đại

Saigon Trade Centre · Saigon Centre · Diamond Plaza · Tháp Tài Chính · Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

   

Địa danh văn hóa và giao thông

Cảng Sài Gòn · Ga Sài Gòn · Cầu Sài Gòn · Cầu Bình Triệu · Cầu Ông Lãnh · Bến Nhà Rồng · Xa lộ Hà Nội · Xa lộ Đại Hàn · Đường hoa Nguyễn Huệ · Hồ Con Rùa · Chợ Lớn - Phố người Hoa · Phố Tây ba lô · Thanh Đa · Thủ Thiêm · Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

CHỢ ĐẦU MỐI NÔNG SẢN THỰC PHẨM THỦ ĐỨC TPHCM 2010

DSC00146

DSC00149

DSC00152

Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Phẩm Tam Bình - Thủ Đức - Thành Phố HCM là một trong những trung tâm giao dịch nông sản văn minh hiện đại và lớn nhất Việt Nam

Chợ toạ lạc tại phường Tam Bình ngay mặt tiền đường Xa Lộ Xuyên Á cách cầu vượt Bình Phước 500m, với các trục giao thông chính: Xa Lộ Xuyên Á (hướng đi các tỉnh Miền Tây, Miền Đông, Miền Trung), Quốc lộ 13 (hướng đi Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên), Tô Ngọc Vân (đi vào trung tâm Quận Thủ Đức)… Từ chợ vào trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 20 phút đi xe máy theo hướng Cầu Bình Triệu. Ngoài ra chợ còn nằm cạnh các ga hàng hoá của tuyến đường sắt chính xuyên Việt như ga Sóng Thần (2km), ga Bình Triệu (5km). Chợ còn có tuyến giao thông thủy từ sông Sài Gòn vào sát bến thuyền ở mạn Tây Bắc, thuận lợi cho ghe tàu lên xuống hàng tại chợ..

CÀC BẠN XEM ẢNH TẤT CẢ 46 ẢNH

https://picasaweb.google.com/vutancuong2/CHOAUMOINONGSANTHUCPHAMTHUUC52010#

Thêm vào đó chợ còn nằm trong vành đai công nghiệp trọng điểm phía Nam với các khu công nghiệp như: Khu Công Nghiệp Linh Trung, Sóng Thần, các khu công nghiệp Dĩ An, VSIP của tỉnh Bình Dương.

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23 tháng 10 năm 2003, là một trong những trung tâm giao dịch nông sản văn minh đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Với quy mô hơn 20ha, được quy hoạch bao gồm: khu nhà lồng chợ, khu nhà phố chợ cùng với các công trình phụ trợ và dịch vụ chợ như: Khu điều hành, khu xử lý kỹ thuật, khu hành chánh trung tâm, khu nhà nghỉ, khu nhà kho, kios, bãi đổ hàng hoá, bưu điện, ngân hàng, trạm xăng...

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo mô hình các nước tiên tiến và được đầu tư đồng bộ bao gồm: Hệ thống cấp nước theo công nghệ Canada cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực chợ, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải theo công nghệ Đan Mạch, trạm xử lý rác theo công nghệ ép rác kín, hệ thống cáp điện thoại, hệ thống quan sát bằng Camera để giúp công tác quản lý chợ đạt hiệu quả cao hơn, hệ thống bảng điện tử để cung cấp thông tin trực tuyến cho thương nhân trong giao dịch.

Nguồn nông sản của chợ tập trung từ các tỉnh thành của cả nước và các nước bạn, đáp ứng nhiệm vụ đem lại nguồn thực phẩm phong phú, vệ sinh phục vụ cho cư dân thành phố.

Hoạt động của chợ chủ yếu tập trung về đêm. Từ khi đi vào hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn Quận Thủ Đức kể cả số lượng lao động di dời từ các chợ Cầu Muối, Chợ Cầu Ông Lãnh cũng như góp phần thực hiện chủ trương chung của Thành Phố giải quyết vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường...

http://www.youtube.com/watch?v=JMOeYLbVQk4&feature=related

Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Phẩm Thủ Đức là một trong ba chợ đầu mối lớn của thành phố. Chợ nằm ngay cửa ngõ phía Đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung, và Tây Nguyên. Chợ nằm ngay trên các trục giao thông chính của thành phố như: Xa lộ Xuyên Á và tuyến đường sắt Bắc Nam. Có thể nói đây là nơi tập trung quan trọng của các loại nông sản, thực phẩm từ các tỉnh đổ về chuẩn bị cho việc phân phối vào các chợ nhỏ lẻ trong thành phố.

http://www.youtube.com/watch?v=1_PtiCnnpAE&feature=related

Đây là công trình thực hiện theo chủ trương của thành phố nhằm di dời các chợ nhỏ lẻ trong nội thành. Chợ được khởi công xây dựng vào năm 2002 với tổng số vốn lên đến 182,4 tỷ đồng do Công ty Cổ Phần phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư trên quy mô hơn 20 ha. Chợ bao gồm các khu nhà lồng chợ A, Nhà lồng chợ B, Nhà lồng chợ C và nhiều công trình phụ trợ như: nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế, nhà máy xử lý rác, xử lý nước thải…

Công ty Cổ Phần phát triển nhà Thủ Đức đã bắt đầu đưa khu nhà lồng chợ A vào hoạt động từ ngày 23/10/2003. Đến nay toàn bộ ô vựa đã được thuê kín, hoạt động của chợ đã đi vào ổn định và hiệu quả, lượng hàng hóa nhập chợ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến hơn 2.000 tấn. Ngoài ra, khi chợ hoạt động cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên điạ bàn quận kể cả số lao động di dời từ các chợ Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh...

Chợ được quản lý bởi Công ty TNHH Quản Lý & Kinh Doanh chợ Nông Sản Thủ Đức. Hiện nay Công ty đang phấn đấu xây dựng chợ thành một trung tâm giao dịch nông sản văn minh, thiết lập một sàn đấu giá nông sản hiện đại, một trung tâm xuất nhập khẩu hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu xuất khẩu của nông dân, góp phần phát triển mạnh hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn quận Thủ Đức và toàn thành phố nói chung.

Ngành hàng Kinh doanh:

Là Chợ Đầu Mối lớn của Thành phố nên ngành hàng kinh doanh của Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Thủ Đức khá đa dạng và phong phú. Có đầy đủ các loại nông sản thực phẩm trong khu vực phía Nam, Tây Nguyên và cả nuớc. Thêm vào đó là các loại trái cây, rau củ nhập khẩu nhập về chợ khá lớn càng làm cho các ngành hàng kinh doanh của chợ thêm đa dạng hơn.

Hiện nay, hai ngành hàng rau củ và trái cây đã đi vào hoạt động trong khu nhà lồng chợ A. Do có nhiều thuận lợi: có bãi xe, có khu sơ chế, kho lạnh bảo quản… nên các thương nhân đã thuê toàn bộ 956 ô vựa của chợ. Lượng trái cây và rau củ nhập về hàng ngày lên đến hơn 2.000 tấn.

Nhà lồng chợ A:

Được khởi công xây dựng từ ngày 17 tháng 7 năm 2002 và khánh thành đưa vào hoạt động từ ngày 23 tháng 10 năm 2003 sau hơn 15 tháng thi công.

Với diện tích 30.690 m2 nhà lồng chợ A được phân chia thành 956 ô vựa cho các ngành hàng về nông sản thực phẩm. Đến nay toàn bộ số ô vựa đã được thuê kín nhưng chỉ tập trung kinh doanh 2 mặt hàng thế mạnh là Rau quả và trái cây.

Ô vựa: để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng các ngành hàng, các ô vựa cũng được phân chia theo nhiều kích thước khác nhau có diện tích từ 10 đến 19 m2/ô vựa. Mỗi ô, vựa đều được phân định vị trí bến bãi thuận lợi để giao thương hàng hóa. Thời hạn sử dụng ô vựa là 50 năm.

Nhà lồng chợ B:

Hiện công ty đang gấp rút tiến hành xây dựng nhà lồng chợ B, để đưa vào khai thác kinh doanh với diện tích xây dựng 31.403 m2 gồm 280 ô vựa. Nhà lồng chợ C với diện tích 1.943 m2 để đưa vào khai thác kinh doanh các mặt hàng cá thịt và thuỷ sản các loại.

Rút kết từ thực tế của nhà lồng Chợ A, nhà lồng Chợ B được thiết kế hiện đại hơn và diện tích của các ô vựa đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của thương nhân đang kinh doanh tại chợ. Kích thước mỗi ô vựa từ 18 đến 25 m2 .

Mỗi ô vựa được thiết kế phân định vị trí bến bãi thuận lợi nhất để giao thương và lên xuống hàng hoá dễ dàng và nhanh chóng.

Sân bãi khu chợ:

Bãi đậu xe của chợ có diện tích 16.477 m2 có thể đáp ứng nhu cầu bốc dỡ hàng, lưu đậu lên đến hàng trăm xe mỗi ngày. Bênh cạnh đó chợ còn xây dựng khu sơ chế nông sản với diện tích là 6.356 m2 đáp ứng cho nhu cầu sơ chế đóng gói của thương nhân. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu bốc xếp lên xuống hàng hoá nông sản đường thủy chợ còn xây dựng thêm khu bến thuyền với diện tích 1.851 m2

Khu nhà phố chợ:

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho bà con thương nhân công ty dành gần 30.000 m2 cho khu nhà phố. Hiện nay một số thương nhân đã xây dựng xong và đăng ký định cư lâu dài tại chợ. Ngoài ra Công ty còn xây dựng khu nhà nghỉ, khách sạn phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi của các tiểu thương phương xa khi đến giao nhận hàng tại chợ.

Bên cạnh đó, Công ty cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu định cư cho thương nhân tại khu Đô Thị Mới Bình Chiểu cách chợ 1.500m để thương nhân tiện lợi đi lại, yên tâm phát triển kinh doanh và ổn định cuộc sống.

Khu Điều hành :

Công ty TNHH QL & KD chợ nông sản Thủ Đức đặt trụ sở tại chợ để chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Hiện nay công ty đã xây xong toà nhà hành chánh trung tâm dự tính sẽ đưa vào sử dụng vào đầu tháng 2 năm 2006. Toà nhà cao 4 tầng bao gồm: Văn phòng làm việc, văn phòng cho thuê cùng các công trình phụ như hội trường, tầng hầm để xe...

Chợ được quản lý và kinh doanh bởi một Công ty chứ không phải là Ban Quản Lý chợ theo truyền thống.

Công ty TNHH Quản Lý & Kinh Doanh Chợ Nông sản Thủ Đức được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ quản lý và kinh doanh Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Phẩm Thủ Đức.

Công ty TNHH QL & KD Chợ Nông Sản Thủ Đức có trụ sở nằm ngay khu hành chánh của chợ với tổng số vốn là 3 tỷ đồng, được thành lập ngày 08/01/2003 theo chỉ đạo của UBND thành phố. Đây là một công ty kinh doanh chuyên nghiệp với những ưu điểm sau đây:

Là công ty được thành phố chính thức giao nhiệm vụ quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.

Là công ty hạch toán độc lập, nhận vốn từ Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức.

Phục vụ theo phương châm tạo mọi điều kiện để thương nhân hoạt động tốt nhất, mua bán đúng giá thị trường, hoạt động đúng luật pháp.

Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức là đầu mối kết nối thương nhân với các ngành quản lý và dịch vụ.

Với đội ngũ hơn 400 cán bộ CNV phục vụ chuyên nghiệp, tận tình đã góp phần xây dựng Chợ Đầu Mối Thủ Đức trở thành nơi kinh doanh mua bán văn minh, lịch sự, môi trường trong lành:

Nhân viên văn phòng: Với các tổ Kinh Doanh, Tài Vụ quản lý việc cho thuê, thu phí chợ.

Đội Bảo Vệ: Đảm bảo an ninh, an toàn tài sản, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Có hệ thống cứu hoả được thiết kế hoàn chỉnh.

Tổ Bốc Xếp: giúp các thương nhân trong việc bốc dỡ và đóng gói hàng hóa.

Để phục vụ hiệu quả nhu cầu hoạt động kinh doanh tại chợ, ThuDuc House đã liên doanh và thành lập các đơn vị thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực dịch vụ liên quan đến Chợ Đầu Mối như: Nhà máy nước đá tinh khiết, hệ thống kho khô và lạnh, trạm xăng, ngân hàng, bưu điện, nhà nghỉ phục vụ nhu cầu nghỉ trọ của bạn hàng tại chợ...Ngoài ra, còn có khu dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu ăn uống, giải trí...

Thêm vào đó, thương nhân còn được hỗ trợ thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá qua bảng đèn điện tử nằm ngay cổng vào Chợ.

Khu xử lý kỹ thuật - Công trình phụ trợ:

Hệ thống cấp nước ngầm:

Công nghệ: Canada.

Công suất: 950 m3/ngày.

Được thiết kế để khử Sắt, Mangan, nồng độ PH, loại trừ các vi khuẩn có hại… trong nước ngầm nhằm phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt TCVN 5501-91.

Trạm xử lý nước thải: Công nghệ: Đan Mạch. Công suất: 1.500 m3/ngày. Nước thải của khu vực được thoát tập trung vào hầm bơm sau đó đi qua hệ thống xử lý sẽ cho ra nước sạch đi ra ngăn thoát nước và thoát ra rạch.

Trạm xử lý rác: Công nghệ: Ép rác kín. Công suất: 64 tấn/ngày. Máy ép rác: 2 máy ép. Lượng rác thu gom: 50-60 tấn/ngày. Rác sau khi ép được đưa vào bãi rác TP. Nước thải ra được dẫn qua trạm xử lý nước thải.